
Với độ phủ sóng còn nhanh hơn cách Hà Nội leo rank trên bảng thống kê Covid-19, thì Thương mại điện tử là gì, học ở đâu?
“Mỗi mùa săn sale, ví lại già đi một tuổi” chắc hẳn là một tình trạng quen thuộc với nhiều người. Điều này phần nào phản ánh được sức bao phủ và tính hấp dẫn đến từ các sàn Thương mại điện tử. Tuy nhiên, sàn thương mại mới chỉ là một phần của Thương mại điện tử. Cùng AUM Việt Nam tìm hiểu những Review về ngành Thương mại điện tử, một ngành học đang trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ 4.0 hiện nay.
Bạn đã hiểu hết về Thương mại điện tử chưa?
Thế nào là Thương mại điện tử?
Thương mại – Điện tử, đây là sự kết hợp giữa các hoạt động mua sắm sản phẩm, dịch vụ và hệ thống các mạng lưới điện tử thông minh. Mua sắm thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, IG,…), Website, hay các sàn thương mại (Lazada, Shopee,..) và được giao nhận một cách hữu hình, đây được gọi là Thương mại điện tử.
Quá trình phát triển
Sự phát triển của Thương mại điện tử gắn liền với sự tiến bộ của khoa học công nghệ.
Nhen nhóm từ năm 1979, nhưng phải đến năm 1990, sự ra đời của trình duyệt web (WorldWideWeb) và mạng toàn cầu (Internet) đã giúp Thương mại điện tử được biết đến rộng rãi hơn.
Tại Việt Nam, Internet mới chỉ được công nhận chính thức vào năm 1997. Nhưng đến nay, Thương mại điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam với sự góp mặt của rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến lớn.
Review ngành thương mại điện tử
Thực trạng ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử nước ta trong năm 2021 tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD. Điều này phản ánh được nội lực cũng như tầm ảnh hưởng của các sàn thương mại điện tử tại nước ta hiện nay.
Cũng theo báo cáo của VECOM, 41% các doanh nghiệp tham gia vào mạng xã hội để hỗ trợ bán hàng, và 23% doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sàn thương mại điện tử, đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 khởi phát.
Bằng cách sử dụng Mạng xã hội, website,… như một công cụ quảng bá hiệu quả, thì hiện nay, các sàn thương mại đang chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong thị trường mua sắm tiêu dùng. Brochure Lazada, sách Fahasa, phong phú Shopee, tốc độ Tiki; mỗi một sàn thương mại điện tử đều đang nỗ lực khẳng định vị thế thông qua việc định vị thị trường, khuyến mãi khủng để kích thích nhu cầu mua hàng.
Thương mại điện tử của Việt Nam có chỗ đứng không?
Theo AUM Việt Nam tìm hiểu, trong báo cáo được công bố mới nhất của iPrice Group và SimilarWeb ngày 16/03/2021 về lượng truy cập website trung bình của các sàn thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á năm 2020, đứng đầu là Shopee với 281 385 626 lượng truy cập. Đáng nói là, trong 10 cái tên đứng đầu, Việt Nam góp đến 5 vị trí, bao gồm: Thế giới di động (No.5), Tiki (No.6), Sendo (No.8), Bách hóa Xanh (No.9), FPTShop (No.10).
Như vậy, không chỉ là địa điểm để các sàn Thương mại quốc tế đổ về, mà trong quá trình “đem chuông đi đánh xứ người”, Việt Nam cũng đang gặt hái được nhiều thành công trong việc quảng bá thương hiệu đến những quốc gia khác.
Thương mại điện tử có phải là ngành học chính thức không? Vì sao nên học Thương mại điện tử
Đã có rất nhiều review ngành Thương mại điện tử, cung cấp những vấn đề hay câu hỏi xoay quanh ngành này. Năm 2003, Thương mại điện tử đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học như một ngành học chính thức, với các tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01 hoặc C00.
Báo cáo Của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, đối với Lao động chuyên trách về Thương mại điện tử phân theo lĩnh vực kinh doanh, như sau:
Thương mại điện tử là một xu thế tất yếu của xã hội hiện nay, tính tiện lợi, giá tốt, đa dạng về mặt hàng, dễ tìm kiếm đã giúp ngành này tạo ra được ưu thế tuyệt đối so với các hình thức kinh doanh truyền thống khác.
Tuy vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tuyển
dụng lao động có kỹ năng về Thương mại điện tử, trong khi ngành này cần lượng lớn nhân lực, từ chuyên môn cao đến cơ bản. Nên việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này đều là những vấn đề lớn đang được quan tâm đến.
Đào tạo từ xa ngành Thương mại điện tử – giải pháp thông minh giúp bạn vừa học, vừa làm
Điểm tốt của việc học đại học từ xa, chính là bạn có thể rút ngắn được thời gian, tối ưu về tiền bạc, và linh hoạt trong việc học và làm.
Trường Đại học Thái Nguyên – Trung tâm đào tạo từ xa hiện là đơn vị tiên phong và duy nhất trong lĩnh vực đào tạo từ xa ngành thương mại điện tử. Chương trình học online cung cấp toàn diện về học liệu và giúp bạn giải đáp thắc mắc 24/7. Bằng tốt nghiệp được cấp bởi Đại học Thái Nguyên, được Bộ GD&ĐT công nhận, có thể dùng cho việc học Cao học, xét tăng lương,…
Để được tư vấn và tìm hiểu về hình thức học cử nhân e-learning, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐÀO TẠO AUM VIỆT NAM
Địa chỉ liên hệ: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3775 7420
Hotline: 091 55 00 256