
Bạn thường được nghe đến thuật ngữ lạm phát do cầu kéo trên tivi. Nhưng bạn không hiểu rõ là thuật ngữ đó là gì và nguyên nhân do đâu khiến xảy ra lạm phát do cầu kéo. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc khái niệm lạm phát do cầu kéo và nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Khái niệm lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng, tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân là sự gia tăng cung tiền lên trên mức tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Nguyên nhân do đâu dẫn đến lạm phát do cầu kéo
Có năm nguyên nhân dẫn đến lạm phát do cầu kéo:
- Một nền kinh tế đang phát triển: Khi người tiêu dùng cảm thấy tự tin, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, chịu thêm nhiều nợ bằng cách vay nhiều hơn. Điều đó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu ổn định, có nghĩa là giá cao hơn.
- Lạm phát tài sản: Nếu có một sự gia tăng đột ngột trong xuất khẩu, dẫn đến việc đánh giá thấp các loại tiền tệ liên quan
- Chi tiêu của chính phủ: Khi chính phủ mở túi tiền của họ, điều đó làm giá cả tăng. Giá chi tiêu quân sự sẽ tăng lên khi chính phủ bắt đầu mua thêm trang thiết bị quân sự.
- Kỳ vọng lạm phát : Dự báo và kỳ vọng lạm phát, điều làm các các công ty, doanh nghiệp tăng giá của họ để đi theo dòng chảy của sự tăng giá dự kiến.
- Đưa nhiều tiền hơn trong hệ thống: lạm phát do cầu kéo được tạo ra do sự dư thừa trong tăng trưởng tiền tệ hoặc mở rộng cung tiền. Quá nhiều tiền trong lưu thông với quá ít hàng khiến giá tăng.
Tác động của lạm phát do cầu kéo đối với nền kinh tế
Lạm phát do cầu kéo tác động đến nền kinh tế theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Tác động tiêu cực
Lạm phát do cầu kéo ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi làm nên sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích lũy tiền. Sự không chắc chắn về tốc độ lạm phát trong tương lai sẽ ngăn cản quyết định tiết kiệm tiền và đầu tư. Nếu lạm phát tăng trưởng nhanh, người tiêu dùng sẽ cảm thấy lo lắng về giá cả hàng hóa sẽ tăng cao.
Tác động tích cực
Lạm phát do cầu kéo có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế trong một số trường hợp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên sự tác động tích cực không nhiều. Chính vì vậy, chính phủ của các quốc gia luôn tìm cách khắc phục tình trạng lạm phát về mức độ cho phép.
Cách kiểm soát lạm phát do cầu kéo
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay lập tức đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát, hạn chế cung ứng tiền. Từ đó mà hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư nhờ đó giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cũng làm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền như chất lượng của việc sử dụng tiền tệ.
Thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước
Việc thắt chặt chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, không hiệu quả. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước … Và cuối cùng là hạn chế dùng việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Giảm tiêu dùng, thực hiện chính sách tiết kiệm
Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát nhằm hấp dẫn người gửi tiền. Cách làm này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Mặt khác, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.
Điều chỉnh tỷ giá
Sự can thiệp vào tỷ giá được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu. Do tỷ giá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và tạo tăng sức ép lên giá. Việc điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá cả trong nước.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu biết thêm về tình trạng lạm phát do cầu kéo và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.