
Việt Nam luôn tự hào với rừng vàng biển bạc, với vô số các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, các vườn quốc gia ở Việt Nam đã ra đời với mục đích chính là quản lý vào bảo vệ hệ thống động thực vật phục vụ cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch. Tại bài viết này, mình sẽ cùng các bạn đi khám phá, tìm hiểu thêm về đặc điểm, những điều lý thú trong các vườn quốc gia ở Việt Nam.
Chức năng của các vườn quốc gia ở Việt Nam
Vườn quốc gia giúp quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên
- Vườn quốc gia giúp quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng, đất và các loại tài nguyên khác
- Là nơi cư trú và bảo tồn các loài động vật hoang dã. Từ đó khôi phục hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền cho người dân sinh sống xung quanh các vườn quốc gia có ý thức bảo vệ tài nguyên, đồng thời giúp họ có cuộc sống tốt hơn nhờ vào phát triển rừng.
- Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng và môi trường sống của các động thực vật trong các vườn quốc gia ở Việt Nam.
Xây dựng, phát triển du lịch tại các vườn quốc gia Việt Nam
- Là nơi xây dựng các dự án du lịch hợp pháp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Phát triển du lịch giúp tạo nguồn thu cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại các vườn quốc gia
- Các dự án du lịch khi hoạt động phải tuân thủ nguyên tắc không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, mất cân bằng đến hệ sinh thái, các tài nguyên thiên nhiên trong vườn quốc gia;
Là cơ sở nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế
- Các vườn quốc gia là cơ sở nghiên cứu khoa học không chỉ cho các tổ chức trong nước mà còn cả những tổ chức quốc tế. Các tổ chức được phép nghiên cứu về hệ sinh thái, các tài nguyên thiên nhiên trong các vườn quốc gia ở Việt Nam nhằm bảo tồn các loài động thực vật theo quy định ban hành của nhà nước
- Việc nghiên cứu trong các vườn quốc gia là cơ sở để xây dựng các mô hình lâm nghiệp, các làng du lịch. Từ đó giúp chuyển giao kỹ thuật cho người dân sinh sống trong và xung quanh các vườn quốc gia tại Việt Nam
- Tìm kiếm, lựa chọn các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước để nghiên cứu khoa học, từ đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Danh sách tổng hợp 33 vườn quốc gia ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam đang có 33 vườn quốc gia với tổng diện tích lên tới 10.000km2, trong đó có hơn 60km2 là ở mặt biển. Các vườn quốc gia này đều phân bố ở rộng khắp trên cả nước và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên
Danh sách chi tiết chia theo các vùng miền
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), Xuân Sơn (Phú Thọ), Hoàng Liên (Lai Châu, Lào Cai), Du Già (Hà Giang), Ba Bể (Bắc Kạn)
- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các khu vườn quốc gia như: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)
- Vùng Nam Trung Bộ bao gồm các vườn quốc gia: Phước Bình (Ninh Thuận), Núi Chúa (Ninh Thuận)
- Vùng Tây Nguyên bao gồm các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk) Chư Yang Sin (Đắk Lawsk ), Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng), Tà Đùng ( Đắk Nông)
- Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các khu vườn quốc gia: Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Xò – Xa Mát (Tây Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Vùng Tây Nam Bộ bao gồm các vườn quốc gia: Tràm Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau), U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang), Phú Quốc (Kiên Giang)
Những danh hiệu quý của các vườn quốc gia tại Việt Nam
Các vườn quốc gia mang danh hiệu di sản thế giới

Một góc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Tại thời điểm hiện nay , Việt Nam đang sở hữu 2 di sản thiên nhiên thế giới đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Bái Tử Long thuộc Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Bên cạnh đó các vườn quốc gia như Cát Tiên, Ba Bể hay Hang Con Moong của Vườn quốc gia Cúc Phương đang được UNESCO phê duyệt hồ sơ
Các vườn quốc gia mang danh hiệu di sản ASEAN
Vườn di sản ASEAN là một danh hiệu công nhận các khu bảo tồn có giá trị về nghiên cứu khoa học, văn hóa và phát triển du lịch. Hiện nay tại Việt Nam đang có 6 vườn quốc gia được công nhận là di sản của ASEAN đó là Vườn quốc gia Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, U Minh Thượng, Chư Mom Ray và Kon Ka Kinh.
Các vườn quốc gia ở Việt Nam là khu dự trữ sinh khuyển lớn trên thế giới
Khu dự trữ sinh khuyển thế giới (danh hiệu được trao tặng bởi UNESCO) là những khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đa dạng góp phần thúc đẩy, bảo tồn và phát triển sinh học. Các vườn quốc gia tại Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh khuyển thế giới, bao gồm: Vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy, Cát Tiên, Pù Mát, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, U Minh Hạ và U Minh Thượng
Các vườn quốc gia là khu Ramsar

Vườn quốc gia Hồ Ba Bể – Bắc Kạn
Khu Ramsar là những vùng đất ngập nước với mục đích sử dụng vùng đất ngập nước đấy để sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Hiện nay tại Việt Nam những vườn quốc gia được công nhận là khu Ramsar đó là: Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu ngập nước Bàu Sấu (Cát Tiên),Côn Đảo, Hồ Ba Bể, Mũi Cà Mau, Tràm Chim, Láng Sen, U Minh Thượng và Vân Long
Như vậy, tại bài viết này mình đã chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các vườn quốc gia ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam thật đẹp, thật trù phú, vì vậy chúng ta cần đoàn kết chung tay bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ phát triển các vườn quốc gia nói riêng để có được một không gian sống trong lành, tuyệt vời.