
Chắc hẳn với những học sinh trung học khi học lịch sử thời kỳ chiến tranh thì câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” đã trở nên vô cùng quen thuộc. Vậy câu nói này là của nhân vật lịch sử nào và nó mang ý nghĩa ra sao. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của ai?

Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta
Theo dòng lịch sử chúng ta sẽ có được câu trả lời về tác giả của câu nói nổi tiếng này đó là Nguyễn Trung Trực. Câu nói này biểu đạt mạnh mẽ tinh thần kháng chiến cứu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược.
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” mang ý nghĩa sâu sắc. Không chỉ động viên, cổ vũ mà còn khơi dậy ý chí chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam. Hình ảnh cỏ cây nằm trong câu nói như ẩn dụ về tinh thần yêu nước và chống giặc không bao giờ bị dập tắt. Bởi lẽ cỏ bắt nguồn từ thiên nhiên, chúng luôn luôn tồn tại và không thể bị lụi tàn bởi thời gian.
Có thể nói lời phát biểu của Nguyễn Trung Trực đã truyền tải một cách mạnh mẽ tinh thần hy sinh và ý chí chiến đấu của nhân dân ta thời kỳ lúc bấy giờ. Làm dấy lên làn sóng yêu nước cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
Không những vậy ông còn trực tiếp chỉ huy và kêu gọi nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa của những tướng lĩnh lớn. Tạo nên thành công vang dội và được lịch sử ghi nhận như những chiến công hiển hách. Góp phần không nhỏ bảo vệ độc lập dân tộc.
Những điều thú vị về cuộc đời của Nguyễn Trung Trực

Đền thờ của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, lúc còn nhỏ được ba mẹ gọi là Chơn. Ông sinh năm 1838, quê tại Gia Định (nay thuộc tỉnh Long An). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Vì vậy ngay từ nhỏ ông đã hun đúc cho mình một ý chí chiến đấu mạnh mẽ.
Trong lúc chiến tranh xảy ra, gia đình ông chạy vào khu vực phía Nam cụ thể tại tỉnh Long An và sinh sống bằng nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ Đông. Nguyễn Trung Trực tham gia trau dồi kiến thức văn võ tại Bảo Định, Định Tường. Đến năm 1858 ông đoạt giải quán quân, được dân quân một lòng tin tưởng tôn làm thủ lĩnh để chống giặc ngoại xâm.
Đến tháng 2 năm 1859, lúc này Pháp mở cuộc tấn công vào thành Gia Định. Vốn là một thủ lĩnh giàu lòng yêu nước, Nguyễn Trung Trực sẵn lòng tham gia đội ngũ tiên phong đi chiến đấu. Đồng thời còn hô hào và quảng bá để những người nông dân khác hỗ trợ binh lính giữ gìn Đại Đồn Chí Hòa.
Tuy nhiên khi không được tướng Nguyễn Tri Phương trọng dụng. Ông đã tự lui quân về Tân An. Đến năm 1860 thì tuyên thệ xuất quân dưới quyền chỉ huy của tướng Trương Định. Đồng thời ông được nắm giữ chức vụ quyền sung Quản binh đạo.
Trong toàn bộ sự nghiệp chiến đấu của mình, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách và vang dội. Nổi bật nhất là vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy quân đốt tàu L’Esperance của Pháp tại vàm Nhật Tảo. Cuộc tấn công này đã tiêu diệt được 17 binh lính cùng 20 người cộng sự Việt Nhưng cũng sau sự kiện này, quân đội bên ta cũng bị thiệt hại khá lớn khi viên sĩ quan chỉ huy tàu bị cháy đã dấn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà trong làng thuộc khu vực Nhựt Tảo nhằm trả thù.
Đến năm 1867, ông được phong chức quan Hà Tiên thành thủ với nhiệm vụ trấn giữ thành Hà Tiên. Tuy nhiên khi chưa đến nơi thì thực dân Pháp đã chiếm mất. Ông tiếp tục lập mật khu ngay tại khu vực gần đó thuộc tỉnh Kiên Giang hiện nay để chống Pháp.
Đến năm 1868, Nguyễn Trung Trực tiến quân đánh úp vào đồn Kiên giang. Tiêu diệt được 5 sĩ quan Pháp, 67 quân lính và thu đến 100 khẩu súng và nhiều đạn dược. Nhưng ngay sau đó thực dân Pháp tiến hành phản công khiến ông phải lui về Hòn Chông, Kiên Giang.
Sau nhiều ngày thực dân Pháp tiến hành truy bắt và sử dụng nhiều thủ đoạn tàn ác, Nguyễn Trung Trực đã phải ra đầu hàng để bảo vệ toàn bộ nghĩa quân và nhân dân. Vào ngày 27 tháng 10 năm 1868 ông bị nhà cầm quyền Pháp ra lệnh hành hình và hưởng dương 30 tuổi.
Hy vọng với những thông tin thú vị được bật mí về câu nói bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây của Nguyễn Trung Trực trên đây. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm kiến thức về lịch sử đất nước. Đồng thời tự hào hơn về lịch sử chống giặc và bảo vệ nhân dân của các vị anh hùng trên đất nước Việt Nam.